Ngàm kéo rách hình thang vải địa
Xuất xứ: Việt Nam
Phù hợp tiêu chuẩn: TCVN 8871-2:2011 “VẢI ĐỊA KỸ THUẬT – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: XÁC ĐỊNH LỰC XÉ RÁCH HÌNH THANG”
Geotextile – Standard test method –
Part 2: Geotextile – Standard test method for trapezoid tearing strength
Vải địa kỹ thuật (geotextile):
Vải địa kỹ thuật viết tắt là “vải ĐKT”, là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải ĐKT được sử dụng cùng với các loại vật liệu khác như : đất, đá, bê tông… trong xây dựng công trình;
Vải ĐKT không dệt (non woven geotextile):
Vải ĐKT không dệt là loại vải gồm các sợi vải phân bố ngẫu nhiên (không theo một hướng nhất định nào). Các sợi vải được liên kết với nhau bằng phương pháp xuyên kim thì gọi là vải không dệt – xuyên kim (needle punched geotextile). Bằng phương pháp ép nhiệt thì gọi là vải không dệt – ép nhiệt (heat bonded geotextile). Bằng chất kết dính hóa học thì gọi là vải không dệt – hóa dính (chemical bonded geotextile);
Vải ĐKT dệt (woven geotextile):
Sắp xếp theo hai phương vuông góc với nhau;
Vải ĐKT phức hợp (composite geotextile):
Vải ĐKT phức hợp là loại vải được kết hợp bởi các bó sợi polyester có cường độ chịu kéo cao. và độ giãn dài kéo đứt nhỏ với một lớp vải không dệt có khả năng thấm nước tốt;
Lực xé rách hình thang ( Trapezoid tearing strength)
Lực xé rách hình thang là lực kéo lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.
Nguyên tắc
Mẫu thử được kẹp hết chiều rộng bằng hai ngàm kẹp và bị kéo với tốc độ không đổi đến khi mẫu thử đứt hoàn toàn. Ghi lại lực kéo và biến dạng của mẫu thử trên thiết bị thử nghiệm. Từ đó xác định được lực xé rách hình thang ứng với giá trị của lực kéo lớn nhất theo từng chiều của cuộn vải.
Điều kiện phòng thử nghiệm
Việc thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện không khí được duy trì ở độ ẩm tương đối (65 ± 5) % và
nhiệt độ (21 ± 2) oC.
Ngàm kẹp
Ngàm kẹp dạng phẳng có đủ lực để giữ mẫu không bị tuột gồm hai má kẹp. Má kẹp có chiều rộng là 100 mm, chiều cao không nhỏ hơn 50 mm và chiều dày không nhỏ hơn 25,4 mm.
Vận hành thiết bị kéo
– Điều chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là 25,4 mm.
– Đặt tốc độ khi kéo là (300 ± 10) mm/min.
– Chọn thang lực đo của thiết bị nằm trong khoảng từ 30% đến 90% lực kéo đứt mẫu thử.
CHÚ THÍCH: Đối với mỗi loại vải ĐKT có lực xé rách khác nhau. Để thu được kết quả đo chính xác, tùy theo lực
TCVN 8871-2:2011
– Đặt chế độ làm việc các thiết bị tự ghi số liệu thử nghiệm.
Cách lắp mẫu thử vào Ngàm kéo rách hình thang vải địa
Đưa mẫu thử lần lượt vào từng ngàm kẹp sao cho khoảng cách giữa hai ngàm kẹp là 25,4 mm. Kẹp mẫu dọc theo hai cạnh của hình thang cân sao cho đường cắt định trước ở giữa hai má kẹp.
Tiến hành thử
– Kiểm tra cho thiết bị kéo chạy cho tới khi mẫu đứt hoàn toàn.
– Lưu các số liệu thu được trong suốt quá trình thử nghiệm.
– Tiếp tục lặp lại tuần tự các bước trên cho tới khi thử nghiệm hết số lượng mẫu
✅ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH AN PHÁT
Cung Cấp thiết bị- Hiệu Chuẩn thiết bị- Tư Vấn Las xd
VPDD HN: Số 29, Ngõ 41, Thôn Quyết tiến, X. Vân Côn, H.Hoài Đức, Hà Nội
VPGD HCM: Số 280/45, Đường TX 25, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, HCM
👉🏽 Hotline MB: 0933702888
👉🏽 Hotline HCM: 0325028999
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.